Nhẫn Cầu Hôn Đeo Ngón Nào? Ý Nghĩa Vị Trí Đeo Nhẫn

Thiệp cưới bản đồ

Nhẫn Cầu Hôn đeo Ngón Nào tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được. Không có một sự thống nhất nào trong việc cầu hôn đeo nhẫn ngón nào, có người đeo nhẫn ở ngón giữa, có người lại đeo vào ngón áp út. Vậy nhẫn cầu hôn đeo ngón nào mới là đúng? Sau khi kết hôn, nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới phải đeo thế nào? Vị trí đeo nhẫn có ý nghĩa gì đặc biệt? Hãy cùng KIYOKO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nhẫn Cầu Hôn Đeo Ngón Nào Là Đúng Nhất?

Nhẫn cầu hôn có nguồn gốc từ phương Tây là món trang sức mà chàng trai trao cho người con gái mình yêu để ngỏ lời được cùng nàng sánh bước vào lễ đường. Tuy nhiên tùy vào mỗi quốc gia, nhẫn cầu hôn đeo ngón nào và tay nào sẽ có sự khác nhau. Ở phương Tây, nhẫn cầu hôn thường được đeo ở ngón áp út bàn tay trái, trong khi đó ở phương Đông nhẫn cầu hôn thường được đeo ở ngón áp út bàn tay phải của cô dâu.

Hãy cùng KIYOKO tìm hiểu quan điểm và niềm tin đằng sau sự khác biệt này để đưa ra quyết định đeo nhẫn cầu hôn đúng nhất cho nàng nhé!

Cầu Hôn Đeo Nhẫn Ngón Nào Theo Quan Niệm Phương Tây?

Ở Mỹ, Anh và Pháp, chàng trai sẽ đặt nhẫn ngón vào áp út trên bàn tay trái của cô gái. Truyền thống này xuất phát từ niềm tin của người La Mã cổ đại rằng ngón tay này có một mạch máu chảy thẳng đến trái tim, với tên gọi Vena Amoris, nghĩa là “mạch máu của tình yêu”. Do đó khi cô gái đeo chiếc nhẫn cầu hôn vào ngón áp út tay trái, chính là lời nguyện thề từ trái tim đến trái tim.

Cầu Hôn Đeo Nhẫn Ngón Nào Theo Quan Niệm Phương Đông?

Khi trào lưu này “du nhập” vào châu Á, quan điểm về bàn tay đeo nhẫn và ngón đeo nhẫn có sự khác biệt với Phương Tây. Với quan điểm quan niệm “Nam tả nữ hữu”, bàn tay phải là lựa chọn của hầu hết phụ nữ châu Á trước câu hỏi nhẫn đính hôn đeo tay nào. Tại Việt Nam, theo truyền thống phương Đông nên nhẫn cầu hôn thường được đeo vào tay phải để tình yêu luôn được suôn sẻ và viên mãn. Theo thuyết ngũ hành, ngón áp út tay phải thuộc hành kim đại diện cho các mối quan hệ là một lựa chọn phù hợp cho cả nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới.

Ngoài ra, ở Việt Nam, có quan điểm rằng mỗi ngón tay tượng trưng cho một mối quan hệ trong cuộc sống của mỗi người. Cụ thể, ngón cái biểu trưng cho cha mẹ, ngón trỏ biểu trưng cho anh em, ngón giữa là chính bản thân bạn, ngón áp út biểu trưng cho người bạn đời và ngón út là con cái. Do đó, nhẫn cầu hôn còn được đeo ở ngón giữa tay phải với ý nghĩa bạn đã được “đặt chỗ” và nhẫn cưới đeo ở ngón áp út, khi nàng đã chính thức thuộc về chàng.

Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nhẫn cầu hôn đeo ngón nào rồi phải không. Chàng và nàng hãy tìm ra điểm giao thoa truyền thống, quan niệm của nhau để quyết định nhẫn cầu hôn đeo ngón nào.

Ý Nghĩa Của Nhẫn Cầu Hôn

Để hiểu vì sao việc nhẫn cầu hôn đeo ngón nào quan trọng, bạn cần nắm được ý nghĩa của tín vật tình yêu này. Nhẫn cầu hôn được chàng trao khi tình yêu bước vào giai đoạn “chín muồi”, với mong muốn nhận được sự đồng thuận của nàng để cả hai cùng về chung một nhà.

Bên cạnh đó, nhẫn cầu hôn còn đại diện cho tình cảm chân thành của chàng, khát khao được cùng nàng sánh bước cả đời. Với ý nghĩa thiêng liêng này, việc nhẫn cầu hôn đeo ngón nào cho chuẩn xác là vô cùng quan trọng bởi nó mở ra một chương mới trong tình yêu đồng thời thể hiện mong ước về những điều may mắn, viên mãn sẽ đến với lứa đôi.

Nhẫn Cầu Hôn Đeo Ngón Nào Để Kết Hợp Đúng Với Nhẫn Cưới?

Sau khi kết hôn, chắc hẳn sẽ không ít cặp đôi thắc mắc nhẫn cầu hôn đeo ngón nào để kết hợp cùng nhẫn cưới vừa đẹp vừa giữ nguyên ý nghĩa của nó.

Trước giờ nhẫn cưới luôn được đeo vào ngón áp út trên bàn tay trái, vậy nên bạn có thể kết hợp nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đẹp cùng nhau theo một số phong cách sau.

Đeo Kết Hợp Nhẫn Cầu Hôn Và Nhẫn Cưới

Nếu bạn đã đeo nhẫn cầu hôn trên ngón áp út bàn tay trái thì có thể đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn trên cùng một ngón tay. Đây cũng là phong cách đeo nhẫn phổ biến của phụ nữ Anh. Sau khi kết hôn, các nàng sẽ đeo cả hai mẫu nhẫn này theo thứ tự là nhẫn cầu hôn sau đó là nhẫn cưới. Có sự kết hợp này vì các nàng tin rằng đây là cách “khóa chặt” chiếc nhẫn cưới đẹp khiến nó chẳng thể rơi ra cũng như hạnh phúc sẽ không bao giờ biến mất.

Đeo Nhẫn Cầu Hôn Tay Trái Và Nhẫn Cưới Tay Phải

Hoặc bạn có thể chọn cách đeo nhẫn như phụ nữ Đức và Hà Lan, nhẫn đính hôn kim cương bên tay trái, nhẫn cưới đẹp bên tay phải để thể hiện sự thay đổi về tình trạng hôn nhân.

Đeo Nhẫn Cầu Hôn Ngón Giữa Và Nhẫn Cưới Ngón Áp Út

Ở Phương Đông, sau khi kết hôn, chiếc nhẫn đính hôn kim cương sẽ được đeo ở ngón giữa để nhường lại ngón áp út và tĩnh mạch tình yêu kia cho chiếc nhẫn cưới.

Việc kết hợp nhẫn cầu hôn kim cương và nhẫn cưới đẹp một cách tinh tế không chỉ chứng tỏ tình yêu lãng mạn giữa bạn và người thương mà còn giúp bạn mang đến một vẻ ngoài thời thượng cho bản thân.