Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Việc chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ này, đặc biệt là khâu trang trí tại nhà gái, sẽ góp phần tạo nên không khí trang trọng, ấm cúng và đáng nhớ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn Trang Trí Lễ ăn Hỏi Tại Nhà Gái vừa đẹp mắt, vừa đúng chuẩn nghi thức truyền thống.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- 1. Hướng Dẫn Trang Trí Lễ Ăn Hỏi Tại Nhà Gái Đơn Giản Và Đúng Nghi Thức
- 1.1 Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên
- 1.2 Trang Trí Phông Bạt, Bàn Ghế
- 1.3 Trang Trí Cổng Hoa Tại Nhà Gái
- 1.4 Trang Trí Phông Nền, Backdrop Đám Hỏi
- 1.5 Trang Trí, Dọn Dẹp Lại Ngôi Nhà
- 1.6 Trang Trí Cầu Thang
- 2. Những Lưu Ý Khi Trang Trí Lễ Ăn Hỏi Tại Nhà Gái
1. Hướng Dẫn Trang Trí Lễ Ăn Hỏi Tại Nhà Gái Đơn Giản Và Đúng Nghi Thức
Việc trang trí lễ ăn hỏi tại nhà gái đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh tế để tạo nên không gian vừa ấm cúng, vừa trang trọng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn thực hiện điều đó:
1.1 Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên
Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất trong gia đình, là nơi cô dâu chú rể dâng hương tỏ lòng thành kính và cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Vì vậy, bàn thờ cần được dọn dẹp sạch sẽ, trang trí trang hoàng để thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên và lòng hiếu khách dành cho nhà trai.
Thông thường, bàn thờ gia tiên được trang trí bằng phông (rèm), chữ hỷ, lư đồng, bát nhang, trái cây, hoa tươi (hoặc cặp trái cây Long Phụng để thêm phần trang trọng).
1.2 Trang Trí Phông Bạt, Bàn Ghế
Lễ ăn hỏi thường có đông khách mời tham dự, vì vậy việc dựng rạp và chuẩn bị bàn ghế là rất cần thiết, giúp khách mời có không gian thoải mái để uống nước, trò chuyện và tránh ảnh hưởng của thời tiết.
Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn thuê dịch vụ cưới hỏi để trang trí rạp và bàn ghế đồng bộ, tạo nên không gian trang trọng và chuyên nghiệp hơn.
1.3 Trang Trí Cổng Hoa Tại Nhà Gái
Cổng hoa là điểm nhấn quan trọng, tạo ấn tượng đầu tiên với quan khách hai họ. Bạn có thể trang trí cổng bằng hoa tươi, bong bóng kết hợp chữ đính hôn. Nếu yêu thích cổng hoa, bạn nên lên ý tưởng và thuê cửa hàng hoa chuyên nghiệp để thực hiện.
1.4 Trang Trí Phông Nền, Backdrop Đám Hỏi
Phông nền, backdrop là nơi thể hiện những thông tin quan trọng như ngày tháng tổ chức, tên cô dâu chú rể. Các chi tiết này thường được làm bằng xốp, decal, kết hợp với hoa tươi hoặc dây thừng tùy theo sở thích. Một cách trang trí đơn giản khác là sử dụng mành tre và gắn chữ xốp lên, tạo nên sự khác biệt cho lễ đính hôn.
1.5 Trang Trí, Dọn Dẹp Lại Ngôi Nhà
Để buổi lễ thêm phần long trọng, cô dâu có thể sử dụng hoa voan mềm mại hoặc các cụm hoa để trang trí cầu thang, cửa ra vào. Đây là những vị trí được chú ý khi chú rể đến đón cô dâu. Bên cạnh đó, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và bổ sung thêm một số phụ kiện trang trí đơn giản cũng giúp ngôi nhà trở nên sang trọng hơn. Bạn có thể nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ dọn dẹp và góp ý kiến.
1.6 Trang Trí Cầu Thang
Nếu nhà có cầu thang, việc trang trí cầu thang sẽ làm tăng vẻ đẹp và sự sang trọng cho buổi lễ. Đây là lối ra chào hỏi họ hàng của cô dâu, là nơi mọi người thường hướng mắt nhìn khi chú rể đón cô dâu. Cầu thang có thể được trang trí bằng hoa lụa, hoa tươi, dải lụa, voan, dây ruy băng,…
2. Những Lưu Ý Khi Trang Trí Lễ Ăn Hỏi Tại Nhà Gái
Mặc dù lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng, nhưng ngày nay mọi người sống phóng khoáng hơn nên việc trang trí cũng không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, cô dâu vẫn cần lưu ý một số hạng mục quan trọng như: bàn thờ gia tiên, bàn tiệc tiếp khách, phông đám hỏi và cổng nhà.
Trước ngày cưới, nhà gái cần dọn dẹp khu vực xung quanh bàn thờ, lau dọn bàn thờ. Trong ngày trọng đại, cần chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ, hoa tươi, dầu đèn, hương nhang. Và không thể thiếu mâm cỗ cúng tổ tiên cùng với trầu nước, bánh trái đầy đủ.
Cổng hoa như một lời thông báo với hàng xóm về việc gia đình sắp có hỷ sự. Hơn nữa, cổng hoa cũng là vị trí thường được mọi người lựa chọn để chụp ảnh lưu niệm. Các cặp đôi thường lựa chọn cổng hoa lụa vì giá thành tương đối phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn cổng hoa bằng bong bóng, vừa dễ dàng trang trí, vừa lãng mạn. Tuy nhiên, cổng đám cưới bằng bong bóng dễ vỡ hơn so với các loại cổng hoa khác.
Nếu muốn trang trí theo phong cách làng quê truyền thống, bạn có thể sử dụng lá dừa, lá tre, lá trúc, lá cau để kết thành cổng hoa. Nếu có điều kiện kinh tế hơn, có thể trang trí bằng cổng hoa giấy, cổng hoa tươi. Bạn có thể đặt với đơn vị trang trí để có được cổng hoa như ý muốn.
Rạp và bàn ghế đám cưới cần cùng tông màu để tạo nên sự đồng điệu. Ghế và áo ghế đám cưới có nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn như: xanh, trắng, vàng, hồng, tím, đỏ, nâu… nên việc lựa chọn màu sắc để trang trí trở nên dễ dàng hơn.
Các gia đình thường lựa chọn dựng rạp ngay trước cửa nhà. Vì vậy, khung rạp cần phải vững chắc và gọn gàng để tránh ảnh hưởng đến đường phố, giao thông. Nếu mùa hè, bạn sẽ không sợ cảm giác bí bách. Còn mùa đông có mưa và lạnh thì bạn có thể sử dụng các loại nhà bạt có mái bằng vải dù không thấm nước để tránh mưa.
Bàn đón khách đám cưới cần được trang trí đầy đủ khăn trải bàn, áo ghế, nơ ghế, lẵng hoa nhỏ trên bàn tiệc, cốc và nước đầy đủ, gọn gàng. Ngoài cách trang trí theo mẫu truyền thống, việc kết hợp với một chút nét văn hóa phương Tây cũng là cách thức hay để có được một buổi lễ độc đáo. Nếu là người yêu thích không gian thiên nhiên nhưng lo lắng về thời tiết thì dựng rạp là một giải pháp thích hợp. Đừng quá lo lắng nếu dựng rạp sẽ làm không gian buổi lễ kém phần thẩm mỹ, vì ngày nay có rất nhiều kiểu thiết kế để lựa chọn.